Lương là một trong những yếu tố quyết định có giữ chân được người lao động gắn bó lâu dài với công ty hay không. Với tư cách là người lao động, đã bao giờ bạn thử tính mức lương thực tế mà mình được nhận thực tế hàng tháng có thật sự phù hợp hay chưa. Hãy cùng Hoconline24h.com tìm hiểu nội dung liên quan đến lương Gross và cách tính lương Net sang Gross thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Lương Gross là gì?
Lương Gross (hay còn được gọi là lương gộp) được hiểu là tổng số tiền mà bạn nhận được từ phía người sử dụng lao động mỗi tháng. Tổng mức lương này có thể đến từ các nguồn khác nhau như tiền lương, tiền hoa hồng, tiền thưởng và bất kỳ khuyến khích kinh tế nào khác nhận được như một phần của tiền lương và nó là cơ sở cho bất kỳ tính toán nào được thực hiện liên quan đến thu nhập của nhân viên.
Tổng lương không bao gồm các khoản khấu trừ hoặc thuế được tính sau khi khoản thanh toán được phát hành, bởi vì nó là số tiền thương lượng trước được quy định trong hợp đồng làm việc. Lương Gross giúp nhân viên so sánh mức lương thưởng với mức trung bình trên thị trường để xem liệu mức lương mình đang nhận được có cạnh tranh và xứng đáng hay không.
Lương Net là gì?
Lương Net (hay còn được gọi là lương ròng) là số tiền cuối cùng mà người lao động nhận được sau khi người sử dụng lao động thực hiện các khoản khấu trừ. Các khoản đó có thể bao gồm: thuế, viện trợ y tế, quỹ dự phòng….
Công thức tính lương Net được thực hiện như sau: Lương Net = Lương Gross – ( Thuế + các khoản khấu trừ)
Hiểu đúng về lương Gross và lương Net
Sự khác biệt giữa lương Net và lương Gross
Lương cơ bản là con số được thỏa thuận giữa công ty và nhân viên của công ty, không bao gồm tiền thưởng, tiền làm thêm giờ hoặc bất kỳ hình thức bồi thường bổ sung nào. Mặt khác, tổng lương bao gồm tiền làm thêm giờ và tiền thưởng, nhưng không tính đến thuế và các khoản khấu trừ khác. Chẳng hạn, tổng lương của một nhân viên là 7 triệu đồng và mức lương cơ bản là 5 triệu đồng. Điều này có nghĩa là cá nhân sẽ nhận được 5 triệu đồng là tiền trả cố định và tiền còn lại là 2 triệu đồng trong các khoản phụ cấp như trợ cấp tiền thuê nhà, đi lại, trợ cấp thân nhân , v.v.
Cả lương gộp và lương ròng đều được kê cụ thể ở trong phiếu lương. Tuy nhiên, tổng tiền lương hoặc thu nhập thường xuyên xuất hiện ở đầu phiếu lương, trong khi lương ròng xuất hiện ở phía dưới cùng, thường là sau danh sách các khoản khấu trừ tiền lương của nhân viên.
>> Bật mí các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
>> Học cách kinh doanh nhỏ – công thức thành công cho các nhà khởi nghiệp
Cách tính lương Net và lương Gross
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng hình thức trả lương Gross cho người lao động. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải tính toán số tiền mình sẽ nhận được thực tế sau khi người sử dụng lao động trừ đi các khoản phí BHXH hoặc thuế TNCN (Nếu có)
Gross to Net được thực hiện như thế nào ?
Lương NET = Lương Gross – ( Tiền BHYT + BHXH + Thuế TNCN (nếu có))
Như vậy:
Lương Gross = Lương Net + (Tiền BHYT +BHXH + Thuế TNCN (nếu có))
Gross to Net được thực hiện như thế nào
Ví dụ cụ thể:
Khi bạn được nhận vào vị trí mới của một công ty, người sử dụng lao động trả cho bạn Gross là 40 triệu mỗi tháng. Theo quy định của luật, mức lương cao nhất để đóng BHXH và BHYT là 26 triệu mỗi tháng nên bạn chỉ cần đóng ở mức 26 triệu là đủ. Như vậy:
– Số tiền đóng bảo hiểm sẽ được tính theo công thức: 26×8% = 2.080 triệu (1)
– Số tiền đóng bảo y tế sẽ được tính theo công thức” 26×1.5%= 390,000 đồng (2)
– Số tiền đóng bảo bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tính theo công thức: 40 triệu x1%= 400,000 đồng (3)
Vậy số tiền lương còn lại sau khi đóng bảo hiểm sẽ được tính: 40 triệu – (2,080 triệu +390 nghìn +400 nghìn) = 37,130 triệu.
Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là số tiền cuối cùng bạn nhận được. Theo quy định, bạn sẽ phải trừ thêm 9.000.000 tiền giảm trừ gia cảnh cá nhân. Vậy số tiền còn lại = 37,140 triệu- 9 triệu = 28,140 triệu.
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Hoconline24h.com đã cùng bạn tìm hiểu lương Gross, lương Net là gì cũng như chuyển đổi lương Net sang Gross. Tính lương được xem là một trong những nghiệp vụ không thể thiếu khi làm kế toán.
Tags:
Tuyển dụng