Mô hình chuỗi giá trị là gì? Ý nghĩa của mô hình chuỗi giá trị

Mô hình chuỗi giá trị là một trong những công cụ hữu ích nhất để tăng lợi thế cạnh tranh, tạo ra các sản phẩm đem lại doanh thu tốt nhất cho doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh khốc liệt trên mọi phương tiện, mô hình chuỗi giá trị ra đời đã được áp dụng rộng rãi. Để biết mô hình chuỗi giá trị là gì? Ý nghĩa của mô hình chuỗi giá trị mang đến lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp như thế nào? Cùng Hoconline24h.com tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết sau.

1. Mô hình chuỗi giá trị là gì?

Mô hình chuỗi giá trị (tiếng anh: Value Chain) là khái niệm dùng để chỉ một hình kinh doanh mô tả một quy trình cụ thể với các hoạt động chức năng nhằm mục đích tạo ra giá trị nhất định cho sản phẩm/ dịch vụ. Các hoạt động trong mô hình chuỗi giá trị của doanh nghiệp bao gồm: thiết kế, sản xuất, tiếp thị, phân phối.

Mô hình chuỗi giá trị được đưa ra lần đầu tiên là vào năm 1985 bởi bởi Michael Porter trong cuốn sách nổi tiếng của ông đó là “Competitive Advantage”. Mục tiêu chính của chuỗi giá trị của ông đó là mang đến những giá trị tối đa cho sản phẩm/ dịch vụ với một mức giá thấp nhất. Điều này giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh khốc liệt như hiện nay.

Mo hinh chuoi gia tri

Mô hình chuỗi giá trị là gì?

2. Ý nghĩa của mô hình chuỗi giá trị

Thực hiện phân tích mô hình chuỗi giá trị của doanh nghiệp sẽ đem đến cho bạn rất nhiều thông tin quý báu để đưa doanh nghiệp của mình đi lên. Mô hình chuỗi giá trị doanh nghiệp có thể:

– Giúp chủ doanh nghiệp nhìn ra cần tối ưu bước nào trong quá trình để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh giúp tiết kiệm chi phí.

– Giúp doanh nghiệp xác định được những giá trị tốt nhất trong sản phẩm/ dịch vụ để đem đến cho khách hàng, cùng hướng đến mục đích tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, mở rộng giá trị, nâng cao sản xuất.

– Tăng giá trị được hưởng cho khách hàng, giúp khách hàng nhận được một sản phẩm có giá trị tốt với mức giá cả phù hợp.

3. Mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter

Chuỗi giá trị Michael Porter chính là tập hợp những hoạt động chính mà doanh nghiệp cần phải thực hiện nhằm mục đích tạo ra cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ có giá trị nhất. Sản phẩm, dịch vụ nếu như đi theo đúng trình tự chuỗi giá trị Porter sau mỗi lần hoạt động sẽ thu được về những giá trị nhất định.

Theo Michael Porter, mô hình chuỗi giá trị doanh nghiệp sẽ bao gồm 2 bước chính đó là|: Xác định chi tiết từng hoạt động riêng lẻ của tổ chức, phân tích cụ thể các giá trị tăng lên sau mỗi hoạt động và liên hệ các giá trị này với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

chuỗi giá trị 3

Mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter

4. Các bước vận dụng mô hình chuỗi giá trị

Hiện nay, mô hình chuỗi giá trị đang được áp dụng rộng rãi. Để có thể áp dụng mô hình Michael Porter cho doanh nghiệp, bạn cần thực hiện đầy đủ theo các bước sau:

Bước 1: Xác định các hoạt động chính

Bước quan trọng đầu tiên phải thực hiện để vận dụng mô hình chuỗi giá trị vào trong hoạt động kinh doanh đó là phải xác định được các hoạt động chính. Khi xác định được các hoạt động chính cần làm doanh nghiệp sẽ có hướng đi cụ thể. Không chỉ xác định riêng các hoạt động chính, doanh nghiệp cũng phải xác định rõ cả các hoạt động bổ trợ.

Bước 2: Phân tích các liên kết giữa các hoạt động

Sau khi đã xác định được rõ từng hoạt động cần phải thực hiện, tiếp theo sẽ phải phân tích chi tiết để tìm ra được mối liên kết giữa các hoạt động, hoạt động chính có mối liên kết với hoạt động con như thế nào. Việc tìm ra mối liên kết chung giữa các hoạt động sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hơn các hoạt động, giảm bớt đi được những hoạt động không cần thiết.

Bước 3: Xác định giá trị của từng hoạt động

Sau khi đã phân tích các liên kết giữa các hoạt động xong, tiếp theo tiến hành xác định giá trị của từng hoạt động. Mục đích để có cái nhìn cụ thể nhất về từng hoạt động sẽ đem lại giá trị cho khách hàng như thế nào. Từ đó, xác định được tỷ suất lợi nhuận cũng như giá bán của sản phẩm/ dịch vụ. Việc xác định giá trị của từng hoạt động cũng phần nào chẩn đoán được xem nên cải thiện hoạt động nào, đánh giá các cơ hội cải tiến tiềm năng.

Bước 4: Xác định chi phí của từng hoạt động

Bước cuối cùng trong quá trình vận dụng mô hình chuỗi giá trị doanh nghiệp đó là xác định chi phí cho từng hoạt động. Việc xác định chi phí sẽ phần nào xác định được lợi thế cạnh tranh. Nếu thấy chi phí đang là lợi thế cạnh tranh chủ doanh nghiệp cần cắt giảm hao phí để tối ưu chi phí cho các hoạt động trong mô hình.

Y nghia mo hinh Value chain

Hướng dẫn các bước phân tích mô hình chuỗi giá trị Michael Porter

5.  Lợi ích của mô hình chuỗi giá trị

Hoàn thiện được mô hình chuỗi giá trị doanh nghiệp sẽ nhận lại về được rất nhiều những lợi ích thiết thực. Sau đây là lợi ích của mô hình chuỗi giá trị của porter.

Giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hoạt động của mình

Như đã chia sẻ, mục tiêu của chuỗi giá trị đó chính là mang đến những giá trị tối đa cho sản phẩm/ dịch vụ với một mức giá thấp nhất. Từ đó, tăng lợi thế cạnh tranh, tạo ra doanh thu tốt nhất. Với mục tiêu rõ ràng như vậy, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ được hơn về hoạt động của mình, xác định rõ được đối tượng cũng như thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.

Việc mô hình chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hoạt động cũng sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên những sản phẩm/ dịch vụ chuyên biệt. Từ đó, xác định được giá trị duy nhất và tốt nhất, xác định sự thống trị trên thị trường với đối thủ cạnh tranh.

Tạo ra sự phù hợp giữa giá trị sản phẩm và chi phí sản xuất

Doanh nghiệp vận dụng mô hình chuỗi giá trị chắc chắn sẽ tạo ra được sự phù hợp giữa giá trị sản phẩm và chi phí sản xuất. Bởi khi xác định hoạt động, phân tích chuỗi giá trị doanh nghiệp sẽ loại bỏ được những hoạt động thừa, xác định được lợi ích mà sản phẩm/ dịch vụ đang cung cấp. Từ đó, hiểu rõ về thị trường, tìm ra thị trường lý tưởng để bung ra sản phẩm/ dịch vụ mà không hề tốn chi phí sản xuất cho những sản phẩm không mang giá trị cao và không phù hợp với thị trường.

Giúp tối ưu hóa chi phí và tăng cường độ cạnh tranh

Bên cạnh những lợi ích trên, mô hình chuỗi giá trị của doanh nghiệp cũng giúp tối ưu hoá chi phí trên mọi phương diện và tăng cường độ cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Mục tiêu của chiến lược chuỗi giá trị đó là tối ưu chi phí, trở thành doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/ dịch vụ với mức chi phí tối ưu nhất trong ngành hoặc trên thị trường.

Mô hình chuỗi giá trị giúp tối ưu hoá chi phí và tăng cường độ cạnh tranh

6. Ứng dụng của mô hình chuỗi giá trị

Với lợi ích làm tăng giá trị của sản phẩm/ dịch vụ, mô hình chuỗi giá trị đang được các doanh nghiệp đẩy mạnh sử dụng với mục đích để giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh. Hiện nay, mô hình chuỗi giá trị đang được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ứng dụng trong phân tích cạnh tranh

Các hoạt động trong mô hình chuỗi giá trị của doanh nghiệp bao gồm: thiết kế, sản xuất, tiếp thị, phân phối,… Điều này sẽ giúp sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng, thúc đẩy nhu cầu mua hàng. Mô hình chuỗi giá trị doanh nghiệp ứng dụng trong phân tích cạnh tranh, thúc đẩy doanh thu và nâng cao nhận diện thương hiệu.

Ứng dụng trong tối ưu hóa chi phí

Tối ưu hoá chi phí chính là lợi ích điển hình khi thực hiện kinh doanh theo mô hình chuỗi giá trị. Việc phân tích các hoạt động và tìm ra mối liên kết giữa các hoạt động trong mô hình giúp loại bỏ hoạt động thừa. Thêm nữa, việc tìm ra thị trường cạnh tranh, giá trị nhất định của sản phẩm/ dịch vụ cũng giúp tối ưu chi phí, giảm thiểu những chi phí không cần thiết, tập trung chi phí sản xuất cho những sản phẩm/ dịch vụ tạo ra sự khác biệt, phù hợp với thị trường tiềm năng, mang lại giá trị chuyển đổi cao nhất.

Ứng dụng trong quản lý chuỗi cung ứng

Hiện nay, mô hình chuỗi giá trị được ứng dụng phổ biến trong quá trình quản lý chuỗi cung ứng. Trong quá trình cung ứng, chuỗi giá trị đã giúp biến đổi nguyên liệu đầu vào thành sản phẩm để đưa tới tay người tiêu dùng. Để tăng tính cạnh tranh, sản phẩm tới tay người tiêu dùng cần có giá trị khác biệt và có chi phí lớn hơn cho với nguyên liệu cung ứng ban đầu.

Mô hình chuỗi giá trị doanh nghiệp được ứng dụng rộng rãi

7. Ví dụ về mô hình chuỗi giá trị

Để giúp bạn có cái nhìn rõ ràng và chi tiết hơn về mô hình chuỗi giá trị, sau đây sẽ là một số ví dụ điển hình của những tập đoàn lớn.

 Mô hình chuỗi giá trị của Vinamilk

Vinamilk là đơn vị áp dụng thành công mô hình chuỗi giá trị, các hoạt động chính của Vinamilk đó là: Tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, công ty hiện đại để quá trình sản xuất được tốt; Xây dựng hệ thống thông tin ổn định; Quản lý vật tư tốt giúp tiết kiệm chi phí; Xây dựng nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ chuyên môn cao; Nguồn nguyên liệu đầu vào đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sau khi đã xác định được hoạt động chính, Vinamilk tiến hành sản xuất với phương châm mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt với mức giá cạnh tranh. Chính bởi mô hình chuỗi giá trị rõ ràng như vậy mà hiện nay, Vinamilk có một thị trường rất ổn định.

 Mô hình chuỗi giá trị của Samsung

Samsung là một tập đoàn lớn mà có lẽ không ai là không biết đến. Samsung hoạt động theo mô hình chuỗi cung ứng toàn cầu, sản phẩm của Samsung phù hợp với nhiều đối tượng từ tầm thấp, tầm trung cho đến tầm cao. Samsung vận dụng thành công các hoạt động trong mô hình chuỗi giá trị của doanh nghiệp bao gồm: thiết kế, sản xuất, tiếp thị, phân phối để mang đến những sản phẩm có giá trị với mức chi phí cực tối ưu. Hơn nữa, Samsung còn không ngừng cải thiện, sáng tạo, đổi mới trong các hoạt động nên thương hiệu luôn tồn tại lâu dài và bền vững.

Mô hình chuỗi giá trị doanh nghiệp đang được nhiều công ty áp dụng

Mô hình chuỗi giá trị của Grab

Năm 2014, Grab từng bước triển khai và chính thức hoạt động tại thị trường Việt Nam. Ngay tại thời điểm mà nó xuất hiện với thế mạnh về sự tiện lợi – giá rẻ, không một hãng taxi nào có thể cạnh tranh được với grab. Việc xây dựng chuỗi giá trị giúp Grab xác định rõ hoạt động chính và hoạt động bổ trợ, xác định đối tượng khách hàng tiềm năng, nhu cầu sử dụng, tối ưu chi phí,… đã giúp Grab trở thành một đơn vị mạnh như hiện nay.

Mô hình chuỗi giá trị của Starbucks

Starbucks là một trong những tập đoàn áp dụng sơ đồ chuỗi giá trị thành công. Tập đoàn bắt đầu từ những giá trị nhỏ lẻ trong việc tăng thu mua hạt cà phê, sau đó dần dần trở thành địa chỉ phân phối, đảm bảo nguồn cung cho khách hàng. Starbucks bắt đầu vào năm 1971 với một cửa hàng nhỏ tại Seattle, sau đó cửa hàng đã rất phát triển, trở thành thương hiệu được yêu thích nhất thế giới.

8. Tổng kết

Việc xác định và tạo ra chuỗi giá trị của doanh nghiệp luôn là một trong những phần tất yếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển mạnh mẽ trên thị trường. Nếu có thể vận dụng một cách khôn khéo, linh động mô hình Value chain của Michael Porter các chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể tối ưu được hầu như các yếu tố hiện tại và đem về giá trị lợi nhuận cao nhất. 

Như vậy Hoconline24h.com đã đem đến cho bạn những thông tin cơ bản nhất về mô hình chuỗi giá trị là gì? Ý nghĩa của mô hình chuỗi giá trị Bạn đọc có thể tham khảo thêm những khóa học quản trị doanh nghiệp để có cho mình những kiến thức, kỹ năng quản lý doanh nghiệp thành công.

Xin cảm ơn và chúc bạn thành công! 

Tags:
Kinh doanh