Người lao động khi đi làm tại các công ty, doanh nghiệp rất quan tâm đến hợp đồng lao động. Bởi hợp đồng lao động là bằng chứng rõ ràng nhất để đảm bảo sự công bằng và minh bạch cho người lao động và người sử dụng lao động. Vậy hợp đồng lao động là gì? Nội dung cần có trong hợp đồng lao động là gì? Hãy cùng Hoconline24h.com tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về hợp đồng lao động qua nội dung bài viết sau nhé.
1. Hợp đồng lao động là gì?
Theo khoản 1 Điều 13 Bộ lao động năm 2019 cho biết khái niệm của hợp đồng lao động như sau: Hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về các khía cạnh bao gồm: tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong mối quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận với nhau bằng tên gọi khác nhưng có nội dung có liên quan đến vấn đề trả công, tiền lương, sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì cũng được gọi là hợp đồng lao động.
Hiểu một cách đơn giản, hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận về mặt pháp lý giữa người lao động và người sử dụng lao động. Những thông tin có trong hợp đồng lao động thể hiện rõ nghĩa vụ và quyền lợi của hai bên trong quá trình làm việc với nhau và những thông tin này được pháp luật bảo vệ. Thông qua hợp đồng lao động, người lao động có thể yên tâm làm việc và doanh nghiệp cũng có thể yên tâm sử dụng người lao động.
Hợp đồng lao động
Doanh nghiệp, công ty muốn tuyển dụng lao động trực tiếp, bắt buộc phải gắn kết với người lao động bằng hợp đồng. Hợp đồng lao động được tạo ra có chức năng như một cơ chế để giải quyết nếu có vấn đề xảy ra. Nó có chức năng bảo vệ quyền lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Đồng thời, nó còn thể hiện sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, công ty, tăng cường mối quan hệ hợp tác, sự tin tưởng giữa đôi bên.
2. Có những loại hợp đồng lao động nào?
Hợp đồng lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng nên những thông tin có liên quan đến hợp đồng đang được rất nhiều người quan tâm. Theo Điều 20 của Bộ luật Lao động hiện hành, hiện có 2 loại hợp đồng lao động chính như sau:
2.1. Hợp đồng lao động có thời hạn
Hợp đồng lao động có thời hạn là loại hợp đồng phổ biến nhất. Đối với loại hợp đồng này thì hai bên sẽ có giao kết với nhau về mặt thời gian kết thúc. Thông thường, hợp đồng lao động có thời hạn sẽ có hiệu lực tối đa là 3 năm kể từ thời điểm hợp đồng bắt đầu có hiệu lực.
Sau khi ký hợp đồng có thời hạn và hết hạn, nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì 2 bên sẽ ký tiếp hợp đồng không xác định thời gian, trừ hợp đồng lao động với:
– Người làm thuê giữ chức giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.
– Người lao động là người cao tuổi.
– Người lao động nước ngoài nhưng đang làm việc tại Việt Nam.
– Người lao động là thành viên Ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Hợp đồng lao động có thời hạn
2.2. Hợp đồng lao động không có thời hạn
Hợp đồng lao động không thời hạn là loại hợp đồng mà hai bên không có giao kết với nhau về mặt thời gian chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
Tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà người lao động và người sử dụng lao động sẽ ký kết hợp đồng lao động. Trong trường hợp người lao động không có ý định làm việc lâu dài thì nên ký hợp đồng lao động có thời hạn và ngược lại.
3. Một số quy định chung về hợp đồng lao động là gì?
Nếu bạn đang thắc mắc quy định chung của hợp đồng lao động là gì, hãy tham khảo nội dung dưới đây:
– Nguyên tắc ký hợp đồng lao động là: bình đẳng, tự nguyện và phù hợp với các quy định của pháp luật.
– Hợp đồng lao động có hiệu lực từ khi cả 2 bên bắt đầu ký kết đến khi hết hạn.
– Trong trường hợp thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động nếu muốn hoàn toàn có thể thỏa thuận sửa đổi nội dung của hợp đồng lao động. Trong trường hợp có sự thay đổi chủ yếu liên quan đến điều kiện lao động thì người lao động có quyền ký hợp đồng lao động mới.
– Chế độ giao kết hợp đồng lao động, thực hiện hợp đồng lao động, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động năm 2019.
Một số quy định chung về hợp đồng lao động
4. Những nội dung chính của hợp đồng lao động
Bên cạnh việc tìm hiểu hợp đồng lao động là gì, người lao động cũng cần phải hiểu rõ nội dung chính của hợp đồng lao động trước khi đặt bút ký để tránh rủi ro. Thông thường một hợp đồng lao động đầy đủ sẽ bao gồm những nội dung chính như sau:
4.1. Thông tin của hai bên
Thông tin hai bên là nội dung bắt buộc phải có trong bản hợp đồng lao động. Thông tin này bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, giới tính, số điện thoại, căn cước công dân/ chứng minh thư nhân dân, nơi cấp giấy tờ tùy thân,…
Thông tin người lao động và người lao động thường xuất hiện ở ngay trang đầu của bản hợp đồng. Chức năng chính là để định danh, xác định đây là hợp đồng giữa hai người này với nhau.
4.2. Thời hạn của hợp đồng lao động
Sau thông tin của hai bên thì thời hạn hợp đồng lao động cũng là nội dung bắt buộc và quan trọng cần có trong bản hợp đồng. Tuỳ vào loại hợp đồng lao động mà mục thời hạn sẽ ghi khác nhau. Đối với hợp đồng lao động có thời hạn thì sẽ ghi đầy đủ cả thời gian bắt đầu và kết thúc hợp đồng. Còn đối với hợp đồng lao động không có thời hạn thì sẽ chỉ cần ghi thời gian bắt đầu công việc là được.
Thời hạn của hợp đồng lao động
4.3. Mô tả nội dung công việc và địa điểm làm việc
Nội dung tiếp theo cần có trong bản hợp đồng lao động là gì? Đó chính là nội dung liên quan đến mô tả công việc và địa điểm làm việc.
– Mô tả công việc: Tùy vào vị trí, chức vụ cũng như công ty/ doanh nghiệp bạn quyết định ký hợp đồng lao động mà phần mô tả công việc này sẽ khác nhau. Thông thường, mô tả công việc ghi trong hợp đồng cũng giống với mô tả công việc ghi trong CV mà người lao động đã biết từ trước.
– Địa điểm làm việc: Trong hợp đồng bắt buộc phải chỉ rõ địa điểm làm việc. Trong trường hợp người lao động ứng tuyển vị trí mà địa điểm công việc ở nhiều vị trí khác nhau thì phải ghi đầy đủ các địa điểm đó.
4.4. Mức lương và những khoản đãi ngộ của người lao động
Trong hợp đồng lao động cần ghi rõ cụ thể mức lương, bao gồm: mức lương cơ bản và các khoản phụ cấp khác như: doanh thu, tiền ăn, thưởng, trợ cấp xe cộ,…
Hợp đồng lao động cần phải ghi rõ thời gian thanh toán lương, ví dụ như: Thanh toán vào ngày 5 hàng tháng hay thanh toán theo tuần hoặc theo ngày.
Ngoài ra, hợp đồng lao động cũng cần ghi rõ các khoản đãi ngộ khác mà người lao động được hưởng như: bảo hiểm y tế, chế độ nghỉ lễ, nghỉ phép, bảo hiểm xã hội.
Đặc biệt hợp đồng lao động cũng cần phải ghi rõ về quy định tăng lương, cách tính lương trong trường hợp nghỉ làm và các chế độ lương thưởng khác.
Mức lương và những khoản đãi ngộ của người lao động
4.5. Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động
Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động cụ thể như sau:
Đối với người lao động:
– Hợp đồng lao động cần phải ghi cụ thể quyền lợi của người lao động, bao gồm: Quyền lợi về lương thưởng, bảo hiểm, chế độ ngày lễ, nghỉ phép, quyền lợi về đào tạo kỹ năng, thăng tiến trong công việc. Bên cạnh đó, hợp đồng lao động cũng phải ghi rõ quyền lợi về sức khỏe và an toàn lao động cùng với các quyền lợi khác tương ứng với ngành nghề và quy định của pháp luật.
– Người lao động có trách nhiệm phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ đã ký kết trong hợp đồng, có trách nhiệm cao trong công việc. Đặc biệt là phải tuân thủ các quy định của công ty, bảo mật thông tin và bảo mật tài sản chung, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động.
Đối với người sử dụng lao động:
– Trong hợp đồng lao động phải liệt kê rõ các quyền lợi của người sử dụng lao động như: quyền quản lý, quyền giám sát công việc. Ngoài ra cũng phải đưa ra những hướng dẫn và chỉ đạo, quyền yêu cầu về sản phẩm lao động và những quyền lợi khác sao cho phù hợp nhất với quy định của pháp luật.
– Người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ cung cấp những điều kiện tốt, an toàn và lành mạnh nhất để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Người sử dụng lao động cung cấp các trang thiết bị cần thiết đảm bảo công việc diễn ra ổn định và an toàn đúng theo quy định của pháp luật về an toàn lao động.
Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động
4.6. Điều khoản về chấm dứt hợp đồng
Nội dung cuối cùng trong hợp đồng lao động bạn cần nhớ kỹ đó là điều khoản về chấm dứt hợp đồng.
Đối với người sử dụng lao động:
– Khi chưa hết thời hạn mà người sử dụng lao động muốn chấm dứt hợp đồng thì phải báo trước cho bên lao động trước 1 tháng. Trong trường hợp người lao động bị sa thải do có hành vi vi phạm quy định nghiêm trọng thì không cần phải báo trước, bên thuê lao động có quyền chấm dứt hẳn luôn.
– Khi chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động bắt buộc phải thanh toán đầy đủ các khoản trợ cấp và đền bù cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với người lao động
– Người lao động khi muốn chấm dứt hợp đồng với người sử dụng lao động thì cũng phải báo trước 1 tháng. Khi hợp đồng lao động chấm dứt, người lao động có quyền được nhận các khoản đền bù và trợ cấp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, người lao động muốn nhận đầy đủ những khoản này phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng.
Lưu ý: Người lao động và người sử dụng lao động có quyền kháng nghị tương đương nhau nếu có tranh chấp liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng. Các trường hợp kháng nghị này sẽ được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Điều khoản về chấm dứt hợp đồng
5. Người lao động cần lưu ý điều gì khi ký hợp đồng lao động?
Hợp đồng lao động là công cụ quản lý có giá trị pháp lý. Vì vậy khi người lao động đồng ý ký tức là đồng ý với mọi điều khoản ghi trên hợp đồng và có nghĩa vụ phải thực hiện theo. Để tránh những rủi ro không mong muốn khi ký hợp đồng lao động, hạn chế những tranh chấp thì bạn cần phải đặc biệt chú ý những vấn đề sau:
– Đọc kỹ nội dung trong hợp đồng trước khi ký, đảm bảo hiểu rõ những điều khoản trong hợp đồng và cam kết những điều đó chính xác để tránh những bất lợi về sau trong quá trình làm việc.
– Người lao động cần phải hiểu rõ về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình có trong hợp đồng. Như vậy người lao động mới có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình và bảo đảm thực hiện đúng những quyền lợi và nghĩa vụ được giao trong quá trình làm việc.
– Trong quá trình đọc và tìm hiểu hợp đồng, nếu có bất kỳ thắc mắc nào người lao động cần yêu cầu nhà tuyển dụng giải đáp rõ ràng. Đảm bảo bạn hiểu chính xác về nội dung hợp đồng trước khi ký.
– Tuyệt đối không được ký hợp đồng khi có những điều khoản bất hợp thường như: lương thấp hơn so mức trung bình, thời gian làm việc dài hơn quy định,…
– Kiểm tra đầy đủ những giấy tờ có liên quan, người lao động nên giữ bản hợp đồng để sử dụng làm bằng chứng trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.
– Kiểm tra các giấy tờ liên quan: Người lao động chỉ cần cung cấp bản sao các giấy tờ chứng từ liên quan và giữ bản sao hợp đồng để sử dụng làm bằng chứng trong trường hợp xảy ra tranh chấp khiếu nại sau này.
Lưu ý khi ký hợp đồng lao động
6. Không ký hợp đồng lao động bằng văn bản bị phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên sẽ bị xử phạt như sau:
– Mức phạt tiền đối với cá nhân: Từ 2.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
– Mức phạt tiền đối với tổ chức: Từ 4.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
7. Lời kết
Trên đây Hoconline24h.com đã giải đáp tất cả những thông tin có liên quan đến vấn đề hợp đồng lao động là gì cho bạn tham khảo. Việc tìm hiểu để biết rõ những nội dung liên quan đến hợp đồng lao động là vô cùng quan trọng, đặc biệt là với người lao động để có thể bảo vệ được những quyền lợi hợp pháp của mình. Với những thông tin đã chia sẻ trong bài viết, chắc chắn bạn đã tích lũy thêm được rất nhiều thông tin bổ ích. Từ đó, có thể yên tâm hơn khi đi xin việc.
Tags:
Hành chính nhân sự