Ý nghĩa của vốn lưu động đối với mỗi doanh nghiệp

1646127560 Von Luu Dong La Gi.jpg

Đối với mỗi doanh nghiệp thì vốn lưu động có vai trò quan trọng có tác động đến sự ổn định và phát triển. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể vận hành và hoạt động liên tục, thường xuyên. Vậy cụ thể vốn lưu động là gì và ý nghĩa của nó đối với mỗi doanh nghiệp thế nào hãy cùng Hoconline24h.com tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết này nhé!

Vốn lưu động là gì?

>>> Xem ngay: Hướng dẫn cách đọc biểu đồ nến trong chứng khoán

von-luu-dong-la-gi

Vốn lưu động là gì?

Khái niệm

Ngoài tài sản cố định thì mỗi doanh nghiệp để có thể hoạt động được còn phải có các tài sản lưu động khác nhau. Cơ cấu của các loại tài sản lưu động này sẽ tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp nhưng nhìn chung đều có hai bộ phận chính đó là: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông.

Mỗi doanh nghiệp phải đảm bảo được lượng tài sản lưu động ở một mức nhất định để việc kinh doanh được tiến hành liên tục và thường xuyên hơn. Để có thể đảm bảo điều này, một số vốn đầu tư vào loại tài sản này sẽ được doanh nghiệp ứng ra và đây chính là vốn lưu động.

Như vậy, loại vốn này chính là số vốn mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tạo nên tài sản lưu động, giúp doanh nghiệp tiếp tục các hoạt động kinh doanh của mình. Để tính toán chính xác vốn này, bạn chỉ cần lấy tài sản hiện tại trừ đi nợ ngắn hạn. Đối với trường hợp tài sản hiện tại nhỏ hơn nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp này được coi là thiếu vốn lưu hoặc bị thâm hụt nguồn vốn.

Đặc điểm 

– Có khả năng lưu chuyển nhanh

– Ngoài ra nó còn tiện lợi trong việc chuyển một lần vào quá trình sản xuất, kinh doanh 

– Đồng thời có thể hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi thực hiện một quá trình sản xuất kinh doanh

Quá trình vận động của vốn lưu là một chu kỳ khép kín từ hình thái này chuyển sang hình thái khác rồi cuối cùng sẽ trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Chu kỳ vận động của vốn lưu động là để cơ sở đánh giá khả năng thanh toán và hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa vốn này với vốn cố định đó là: vốn cố định thường sẽ chuyển dần giá trị của nó vào sản phẩm thông qua các mức khấu hao, còn vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo chu kỳ của mỗi giai đoạn kinh doanh.

Cách tính chính xác

Nguồn vốn này còn có thể xác định liệu một doanh nghiệp có khả năng đáp ứng những nghĩa vụ ngắn hạn của nó hay không, đồng thời cần bao nhiêu thời gian để làm được điều đó. Vốn lưu động cũng mang lại nhiều lợi ích trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của một doanh nghiệp. Công thức tính vốn lưu động đó là:

Vốn lưu động được tính = tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn

Cách phân loại vốn lưu động

Dựa theo vai trò

– Trong khâu dự trữ sản xuất: Các loại vốn lưu động này sẽ bao gồm tất cả giá trị của các khoản nguyên vật liệu (chính và phụ), động lực, nhiên liệu, công cụ, dụng cụ và cả phụ tùng thay thế khác nhau

– Đới với khâu sản xuất: Thì loại vốn này sẽ bao gồm những giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm hay các khoản chi phí đang chờ kết quả chuyển 

– Còn khâu lưu thông: Vốn lưu động loại này thường sẽ bao gồm các loại: vốn bằng tiền, giá trị thành phẩm, vốn đầu tư ngắn hạn, những khoản thế chấp…

Phụ thuộc theo hình thái biểu hiện

– Vốn vật tư, hàng hóa: Vốn lưu động này có hình thái biểu hiện chính là hiện vật cụ thể như sản phẩm dở dang, nguyên hay nhiên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm…

– Những loại vốn bằng tiền: Sản phẩm của loại vốn này sẽ là các khoản vốn tiền tệ như tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tồn quỹ hay các khoản đầu tư chứng khoán khác…

Theo quan hệ sở hữu

 – Vốn chủ sở hữu: Chính là vốn lưu thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp và doanh nghiệp này sẽ có toàn quyền đối với loại vốn này cụ thể: quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Có nhiều vốn chủ sở hữu khác nhau tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp như do doanh nghiệp tư nhân tự bỏ ra, từ ngân sách nhà nước, vốn góp trong các công ty cổ phần.

– Ngoài ra còn các khoản nợ: Nguồn vốn này đa phần đều được tạo nên từ vốn vay của các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng thương mại, vốn vay thông qua việc phát hành trái phiếu, khoản nợ khách hàng chưa thanh toán.

Phụ thuộc vào nguồn hình thành

– Vốn điều lệ: Chính là nguồn vốn lưu động được tạo nên từ nhiều nguồn vốn điều lệ ban đầu hoặc vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

– Vốn tự bổ sung: Loại vốn lưu động này sẽ do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình hoạt động của mình, cũng như việc tái đầu tư từ lợi nhuận của doanh nghiệp.

– Vốn liên doanh, liên kết: Nguồn vốn này cũng được tạo nên từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh.

– Vốn đi vay: Thường sẽ là vốn lưu được vay từ các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng…

– Vốn huy động từ thị trường thông qua việc phát hành các loại trái phiếu và cổ phiếu.

Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn

– Vốn lưu động tạm thời: Chính là những loại vốn có tính chất đáp ứng nhu cầu tạm thời, phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh như các khoản vay ngắn hạng ngân hàng.

– Vốn lưu thường xuyên: Các loại vốn có tính chất ổn định để tạo nên tài sản lưu động thường xuyên. 

Những giải pháp huy động vốn lưu động

>>> Xem ngay: Quỹ mở là gì? Có nên đầu tư vào quỹ mở hay không?

nhung-giai-phap-huy-dong-von-luu-dong

Những giải pháp huy động vốn lưu động

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đều đang trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy mà việc huy động là rất cần thiết và quan trọng của mỗi công ty. Vấn đề đặt ra là phải làm thế nào cho doanh nghiệp có thể huy động được  tối đa các nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trên thực tế có nhiều giải pháp huy động vốn ngắn hạn và dài hạn cụ thể là:

Huy động vốn lưu thường xuyên

Vốn lưu động dài hạn có thể là những nguồn vốn tự có của các cổ đông trong công ty đóng vào. Trong hoạt động kinh doanh thì vốn lưu động dài hạn có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thay đổi phương thức kinh doanh, phương thức đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng trên thị trường. Bên cạnh các nguồn có thể huy động trong nội bộ doanh nghiệp còn có thể huy động vốn lưu từ các nguồn sau cụ thể là:

+ Phát hành cổ phiếu

+ Phát hành các loại chứng khoán có thể chuyển đổi được

+ Các công ty phát hành trái phiếu

+ Vay vốn dài hạn hoặc vốn trung hạn của ngân hàng

+ Sử dụng máy móc và các thiết bị hiện đại theo hình thức tín dụng thuê mua

+ Các liên kết đầu tư dài hạn với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước để phát triển Công ty

Các hình thức huy động vốn trong ngắn hạn

Thông thường sẽ còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà lựa chọn các biện pháp huy động vốn lưu động ngắn hạn khác nhau như là:

Vay ngắn hạn của các ngân hàng, vay từ các tổ chức tín dụng cũng như cán bộ công nhân viên.

+ Sẽ được hưởng tín dụng của các nhà cung ứng

+ Tận dụng được các khoản nợ ngắn hạn ủa mỗi doanh nghiệp

Tổng kết

Mong rằng những chia sẻ từ Hoconline24h.com trên đây về vốn lưu động sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thể nhận định được tình hình phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời các doanh nghiệp có thể nắm được nguồn lực tiềm năng để đáp ứng được các hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trên thị trường.

Tags:
Chứng khoán