Tổng quan về phí giao dịch chứng khoán của các công ty

1647067576 Phi Giao Dich Chung Khoan La Gi.jpg

Phí giao dịch chứng khoán chính là một trong những yếu tố quan trọng đối với mỗi nhà đầu tư để có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán. Đây cũng là khoản chi phí cần thiết trả cho các công ty nếu muốn thực hiện giao dịch đầu tư. Vậy loại phí này đối với mỗi công ty chứng khoán cụ thể thế nào thì hãy cùng với Hoconline24h.com tìm hiểu nhé!

Phí giao dịch chứng khoán là gì?

>>> Xem ngay: Ce trong chứng khoán là gì? Cách tính Ce chính xác nhất

phi-giao-dich-chung-khoan-la-gi

Phí giao dịch chứng khoán là gì?

Phí giao dịch chính là những loại phí phải trả khi nhà đầu tư thực hiện việc mua bán cổ phiếu qua các công ty chứng khoán, hiện khoảng 0,1 – 0,35% giá trị giao dịch.

Phí giao dịch chứng khoán (hay phí môi giới chứng khoán) sẽ là khoản chi phí mà nhà đầu tư phải trả cho công ty chứng khoán khi giao dịch mua hay bán chứng khoán thành công (lệnh được khớp) tại công ty đó. Thông thường, các giao dịch có giá trị càng lớn thì phí giao dịch sẽ càng thấp, tương tự với các khách hàng thân thiết, khách hàng quan trọng khác.

Ngoài ra, trong quá trình giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư còn phải chịu thêm các loại phí khác như: phí mở tài khoản, phí sử dụng ứng dụng, phí lưu ký chứng khoán, phí ứng trước tiền bán chứng khoán, phí giao dịch ngoài sàn hay phí dịch vụ tin nhắn SMS…

Nhà đầu tư cần lưu ý gì về phí giao dịch chứng khoán

Phí giao dịch này sẽ được tính trên mỗi giao dịch mua và bán

Ví dụ như: Nhà đầu tư mua cổ phiếu LPB vào ngày giao dịch là T+0 sau đó 2 ngày, cổ phiếu này về tải khoản, cho đến ngày T+3 thì nhà đầu tư bán cổ phiếu LPB. Lúc này nhà đầu tư sẽ phải chịu phí trong cả quá trình giao dịch mua và giao dịch bán.

Chi phí chứng khoán được tạm trừ khi đặt lệnh và chỉ thu trên lệnh thực khớp

Ngay khi các nhà đầu tư thực hiện đặt lệnh thì phí này sẽ ngay lập tức bị tạm trừ ở tài khoản của họ. Trong trường hợp hết ngày lệnh đó không được khớp thì công ty chứng khoán sẽ phải hoàn lại số tiền phí đã tạm khấu trừ. Nếu lệnh chưa được khớp, thì nhà đầu tư có thể được phép hủy lệnh, lúc này giá trị lệnh đặt và số tiền phí cũng được hoàn lại ngay về tài khoản của họ.

So sánh phí giao dịch của các Công ty chứng khoán

Theo quy định chung của Luật, Các Công ty Chứng khoán không được phép thu quá 0.5% giá trị của một lần giao dịch và không có quy định về mức tối thiểu. Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh mà mỗi công ty chứng khoán sẽ có một mức chi phí khác nhau. Dưới đây là tổng hợp các phí giao dịch chứng khoán của một vài công ty hàng đầu tại Việt Nam cụ thể:

Công ty cổ phần Chứng khoán SSI

Đối với khách hàng giao dịch có môi giới tư vấn

– Giao dịch qua kênh online là: 0.25%

– Giao dịch qua các kênh khác ( qua nhân viên SSI). Dưới 100 triệu đồng đạt: 0.35%

– Từ 100 triệu đồng – dưới 500 triệu đồng: 0.30%

– Khoảng 500 triều đồng trở lên ở mức: 0.25%

Khách hàng chủ động giao dịch

– Giao dịch qua kênh online chỉ là: 0.15%

– Giao dịch qua các kênh khác cụ thể:

– Dưới 100 triệu đồng: 0.35%

– Từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng sẽ là: 0.30%

– Từ 500 triều đồng trở lên: tương tự như có người môi giới 0.25%

Công ty chứng khoán HSC

Đứng ở vị trí thứ hai phải kể đến đó là chứng khoán HSC. Đây là một công ty được hoạt động trong nhiều năm và uy tín. Cụ thể mức chi phí giao dịch tại đây bao gồm:

– Giao dịch qua kênh online: có hạn mức 0.20% (Từ số tiền là 1 tỷ đồng trở lên: 0.15%)

– Giao dịch qua các chuyên viên môi giới thì

– Dưới 100 triệu đồng là: 0.35%

– Từ 100 triệu đồng cho đến dưới 300 triệu đồng: 0.30%

– Từ 300 triệu đồng – 500 triệu đồng: 0.25%

– Với 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng: 0.20%

– Từ 1 tỷ đồng trở lên: 0.15%

Công ty cổ phần chứng khoán Rồng việt – VNDS

Thêm nữa là công ty Rồng Việt cũng có những hạn mức chi phí phù hợp mà bạn có thể tham khảo cụ thể:

– Giao dịch trực tuyến sẽ là: 0,15%

Đối với những giao dịch qua các kênh khác:

– Giao dịch độc lập: 0,2%

– Còn giao dịch có hỗ trợ là: 0,3%

Công ty chứng khoán FPTS

Dựa vào quy tắc: Tổng giá trị giao dịch/ tài khoản/ ngày

– Trường hợp mức dưới 200 triệu: là 0.15%

– Từ 200 triệu đến 1 tỷ: 0.14%

– Mức 1 tỷ đến dưới 3 tỷ: 0.13%

– Khoảng giá 3 tỷ đến dưới 5 tỷ: 0.12%

– Trong khoảng 5 tỷ đến 10 tỷ: 0.11%

– Đối khoảng 10 tỷ đến dưới 15 tỷ: 0.10%

– Mức 15 tỷ đến dưới 20 tỷ: 0.09%

– Cuối cùng là khoảng 20 tỷ đến dưới 30 tỷ: 0.08%

Công ty cổ phần chứng khoán VPS

– Giao dịch trực tuyến: 0.20%

Giao dịch qua kênh khác:

– Tổng giá trị nhỏ hơn 100 triệu VNĐ/ngày: 0.30%

– Ở mức 100 đến dưới 300 triệu VNĐ/ngày: 0.27%

– Từ 300 đến 500 triệu VNĐ/ngày: 0.25%

– Khoảng 500 đến nhỏ 1 tỷ VNĐ/ngày: 0.22%

– Từ 1 tỷ đến khoảng 2 tỷ VNĐ/ngày: 0.20%

– Từ 2 tỷ trở lên VNĐ/ngày: 0.15%

Chứng khoán MBS

– Giao dịch trực tuyến: 0.12%

Có các chuyên viên Môi giới quản lý tài khoản cho bạn

– 1 tỷ: 0.15% (Kênh điện tử), 0.15% (Quầy, Broker)

– 700 triệu – 1 tỷ: 0.15% (Kênh điện tử), 0.20% (Quầy, Broker)

– 500 – 700 triệu: 0.20% (Kênh điện tử), 0.25% (Quầy, Broker)

– 300 – 500 triệu: 0.25% (Kênh điện tử), 0.30% (Quầy, Broker)

– 100 – 300 triệu: 0.30% (Kênh điện tử), 0.325 (Quầy, Broker)

– Dưới 100 triệu: 0.30% (Kênh điện tử), 0.35% (Quầy, Broker)

Hiện nay, mức phí môi giới của các công ty trung bình sẽ dao động từ 0,03 – 0,4% tổng giá trị giao dịch trong ngày tùy theo tài khoản. Hầu hết các công ty chứng khoán đều có những  quy định riêng về phí môi giới đối với các giao dịch thực hiện qua những kênh giao dịch khác nhau. 

Thông thường, giá trị giao dịch càng cao có nghĩa là mức phí càng rẻ. Một vài đơn vị quy định cụ thể phí môi giới đối với tài khoản được chuyên viên tư vấn chăm sóc riêng như là MBS, BSC hay VCBS. 

Một số quy định về phí giao dịch chứng khoán

>>> Xem ngay: Chơi chứng khoán là gì? Hướng dẫn đầu tư cho người mới

mot-so-quy-dinh-ve-phi-giao-dich-chung-khoan

Một số quy định về phí giao dịch chứng khoán

Mức thu phí 

Phí giao dịch không được vượt qua ngưỡng quy định 0.5% của giá trị giao dịch và không quy định mức tối thiểu. Trên thực tế thì mức phí giao dịch hiện nay đang nằm trong khoảng 0.1% – 0.35%. Các công ty chứng khoán lâu năm thường sẽ có mức chi phí cao hơn các công ty mới. Nguyên nhân là do những công ty này đã có số lượng khách hàng ổn định nên không cần giảm phí để thu hút khách hàng mới.

Phí được tính cả khi mua lẫn bán

Trong khi mua cổ phiếu bạn cũng xác định phải mất khoản phí, khi bán bạn cũng phải mất phí.

Ví dụ: khi bạn mua 1 tỷ đồng cổ phiếu của Vietcombank (VCB) thì bạn phải trả 1 triệu đồng, sau đó bạn bán cổ phiếu này đi thì bạn phải trả thêm một triệu đồng nữa (giả sử giá VCB là không đổi, không tăng không giảm). Vậy là sau một lượt mua và bán cổ phiếu VCB bạn sẽ phải mất 2 triệu đồng (đây là việc áp dụng cho mức phí thấp nhất là 0.1%).

– Với mức phí 0.15% thì số tiền phí định kỳ bạn phải trả là 3 triệu đồng cho cả 2 lượt mua và bán

– Còn với mức phí 0.20% thì số tiền phí bạn phải trả sẽ là 4 triệu đồng cho cả 2 lượt mua và bán

Khoản phí được tạm tính khi đặt lệnh và được thực thu khi khớp lệnh thành công

Phí giao dịch này sẽ được hệ thống tạm tính ngay khi bạn đặt lệnh và được hiển thị cùng với các thông số khác. Bạn chỉ mất phí khi đã khớp lệnh thành công. Nếu khớp lệnh không thành công hoặc bạn hủy lệnh thì hệ thống sẽ hoàn lại tiền vào tài khoản cho bạn.

Với khoản giao dịch càng nhiều tiền, mức phí càng rẻ hơn

Mỗi công ty chứng khoán tùy vào chiến lược kinh doanh sẽ đưa ra các khung phí giao dịch khác nhau. Và khoản chi phí giao dịch của khách hàng sẽ được tính tạm thời theo từng giao dịch riêng lẻ. Cuối ngày mức phí sẽ được quyết toán lại dựa trên lịch sử giao dịch của các khách hàng (cũng là tổng số tiền giao dịch trong ngày).

Tổng kết

Mong rằng những chia sẻ trên từ Hoconline24h.com về phí giao dịch chứng khoán đã giúp mọi người phần nào hiểu được rõ hơn về các mức phí khi tham gia vào quá trình giao dịch trên thị trường chứng khoán. Từ đó bạn có thể tự tính toán và cân nhắc trong mỗi lần ra quyết định trao đổi mua bán một cách hợp lý nhất nhé!

Tags:
Chứng khoán