MACD là gì? Các giao dịch với MACD hiệu quả nhất

1648104135 Tong Quan Ve Macd Trong Chung Khoan.jpg

MACD là một trong những chỉ báo quan trọng trong thị trường đầu tư chứng khoán. Nhờ vào nó mà các nhà đầu tư có thể nhận định được xu hướng cũng như sự biến đổi của thị trường để đưa ra những quyết định đầu tư một cách hiệu quả hơn. Vậy MACD là gì và cách sử dụng chỉ báo này chính xác thế nào thì mời các bạn cùng Hoconline24h.com tìm hiểu thêm nhé!

Tổng quan về MACD trong chứng khoán

>>> Xem ngay: Chỉ số pe là gì? Ý nghĩa của chỉ số pe trong đầu tư

tong-quan-ve-macd-trong-chung-khoan

Tổng quan về MACD trong chứng khoán

MACD là gì?

MACD có tên đầy đủ là Moving Average Convergence/ Divergence – mang nghĩa đường trung bình động hội tụ và phân kỳ. MACD là một trong những chỉ báo có thể xác định chính xác giá trị mà nó tạo ra thông qua hai yếu tố chính đó là hội tụ, phân kỳ. Đồng thời thì chỉ số này cũng sẽ giúp xác định rõ mức độ mạnh – yếu cũng như xu hướng của các quá trình thay đổi giá là đang tăng hay giảm.

Chỉ báo MACD này do Gerald Appel phát triển vào cuối những năm 70. MACD còn được xếp vào các loại chỉ báo muộn, dựa trên những dữ liệu đã xảy ra trong quá khứ để có thể định giá chính xác. Ngoài ra nhiều nhà đầu tư dựa vào chỉ báo này để thực hiện việc cài đặt lệnh trong giao dịch chứng khoán.

Công thức tính MACD

MACD = EMA (12) – EMA (26)

Trong đó:

– EMA (12) và EMA (26) chính là giá trị trung bình trượt với chu kỳ 12 ngày và 26 ngày.

– Như vậy, nếu giá trị trung bình trượt 12 ngày lớn hơn so với giá trị trung bình trượt 26 ngày thì sẽ MACD dương. Và ngược lại, nếu giá trị trung bình 12 ngày nhỏ hơn giá trị trung bình 26 ngày thì MACD mang giá trị âm.

Ý nghĩa của đường MACD là gì?

MACD được biết đến là chỉ báo quan trọng trong phân tích xu hướng giá, do vậy khi nắm rõ được ý nghĩa của chỉ báo MACD này sẽ giúp cho các nhà đầu tư đưa ra những quyết định mua bán chính xác hơn.

Đóng vai trò quan trọng trong các dự báo xu hướng giá

– Khi chỉ báo MACD giao với các đường tín hiệu theo hướng từ dưới lên sẽ có ý nghĩa cảnh báo giá sẽ đang theo xu hướng tăng, các nhà đầu tư nên thực hiện việc mua vào

– Và nếu MACD giao với đường tín hiệu theo hướng từ trên xuống thì dự báo giá sẽ theo xu hướng giảm, các nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh bán

Xác định diễn biến giá nhờ vào tính phân kỳ hoặc hội tụ của MACD

– Nếu giá trên thị trường theo xu hướng tăng lên nhưng MACD lại hướng xuống, điều này dự báo tín hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm nên các nhà đầu tư có thể vào lệnh bán

– Còn nếu giá theo chiều hướng xuống nhưng MACD lại hướng lên trên, đây sẽ dự báo tín hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng nên các nhà đầu tư có thể vào lệnh mua

Hướng dẫn giao dịch MACD hiệu quả nhất

>>> Xem ngay: Lãi suất FED là gì? Làm thế nào để giao dịch lãi suất FED?

huong-dan-giao-dich-macd-hieu-qua-nhat

Hướng dẫn giao dịch MACD hiệu quả nhất

Như mọi người cũng biết thì cấu tạo của MACD rất phức tạp nên hướng giao dịch với chỉ báo MACD sẽ được tuỳ biến phụ thuộc vào mỗi nhà đầu tư.

Với nhiều trader thì họ chỉ áp dụng tính chất phân kỳ và hội tụ, kết hợp với các chỉ báo khác để giao dịch, đây cũng có thể xem là một trong những cách phổ biến nhất.

Bản chất của chỉ báo được tạo ra chính là đi tìm kiếm những xu hướng bao gồm: báo hiệu xu hướng cũ tiếp tục tiếp diễn hoặc đảo chiều xu hướng.

Và khi càng có nhiều chỉ báo đồng thuận đưa ra cảnh báo về 1 trong 2 xu hướng trên (thường sẽ là tình huống đảo chiều xu hướng) thì chúng cũng sẽ giảm thiểu khả năng bị thua lỗ tốt hơn.

Chính vì vậy, việc chỉ sử dụng một chỉ báo duy nhất, như là MACD mặc dù vẫn mang lại hiệu quả, nhưng rủi ro đi kèm cũng sẽ rất lớn.

Do vậy lời khuyên dành cho các bạn đó là nên kết hợp nhiều chỉ báo (ít nhất là 2) hoặc ít nhất một chỉ báo kết hợp quan sát các mức kháng cự và hỗ trợ hay với các mô hình nến đảo chiều vào với nhau, sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Giao dịch khi hai đường MACD và đường Signal cắt nhau

Khi đường MACD và đường Signal cắt nhau là cách giao dịch cơ bản nhất mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần nắm được. Cụ thể khi thấy dấu hiệu này thì mọi người có thể vào lệnh như sau:

– Khi MACD cắt đường Signal từ trên xuống chứng tỏ thị trường đang có xu hướng giảm điểm, và nhà đầu tư nên tiến hành đặt lệnh bán

– Ngược lại, khi đường MACD cắt đường Signal từ dưới lên có thấy dấu hiệu của thị trường sẽ tăng điểm trong tương lai, nhà đầu tư nên vào lệnh mua để kiếm lợi nhuận

Giao dịch thực hiện khi Histogram chuyển từ âm sang dương và ngược lại

Histogram = Đường MACD – Đường Signal

– Từ công thức này ta thấy rằng khi mà đường Histogram chuyển từ âm sang dương, thì có nghĩa là chuyển từ màu đỏ sang màu xanh, thể hiện thị trường đang tăng điểm. Trường hợp này bạn nên đặt lệnh mua

– Trong trường hợp Histogram chuyển từ dương sang âm (hay từ màu xanh chuyển sang màu đỏ) thì bạn nên đặt lệnh bán

Giao dịch mà đường MACD chuyển từ âm sang dương và ngược lại

Các nhà đầu tư cần quan sát đường MACD với trục 0. 

– Khi đường MACD cắt trục 0 từ dưới lên, lúc này thị trường có dấu hiệu tăng giá, nên chọn đặt lệnh mua.

– Còn ngược lại, khi mà đường MACD cắt trục 0 từ trên xuống, thị trường sẽ giảm điểm trong tương lai gần, nên đưa ra lệnh bán.

Sử dụng MACD trên hai khung thời gian xác định

Giả sử bạn đang giao dịch trên khung thời gian là H4 và bạn cần phải xác định thêm một khung thời gian lớn hơn đồng thời xác định xu hướng của khung thời gian này, nó tạm gọi là khung D1.

Bước 1: Xác định xu hướng chung của khung D1

– Với trường hợp đường MACD cắt đường Signal thì xu hướng của khung D1 sẽ là xu hướng lên, bạn phải tìm điểm BUY trên khung H4

– Nếu đường MACD cắt đường Signal hướng xuống dưới thì xu hướng của khung D1 cũng là xu hướng xuống, nhà đầu tư cần tìm điểm SELL trên khung H4

Bước 2: Tìm điểm để vào lệnh trên khung H4

– Để có thể tìm điểm SELL, nhà đầu tư phải chờ cho đến khi đường MACD cắt xuống Signal trên khung H4

– Còn để tìm điểm BUY, bạn sẽ chờ đúng thời điểm đường MACD cắt lên Signal trên khung H4

Hạn chế của chỉ báo MACD là gì?

Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc xác định xu hướng hay cung cấp các thông tin để nhận biết thị trường đang trong tình trạng quá mua hoặc quá bán hay không. Tuy nhiên, MACD vẫn sẽ có những hạn chế cụ thể như sau:

– Cung cấp các số liệu chủ quan cho nhà đầu tư. Mỗi nhà đầu tư có thể thực hiện việc cài đặt các chỉ số liên quan theo sở thích của mình như các chỉ số di động trung bình 12 ngày, 9 ngày hay 26 ngày. Do vậy kết quả MACD này sẽ không có sự đồng nhất

– Để sử dụng thành thạo chỉ số MACD theo yêu cầu thì nhà đầu tư phải nhạy bén với những sự biến động của thị trường, biết được thời gian nào MACD sẽ hoạt động hiệu quả nhất. Đây không phải là điều dễ dàng và cần rất nhiều thời gian trải nghiệm

– Ngoài ra các chỉ số MACD dễ bị lagging bởi độ trễ nhịp giao nhau giữa các đường trung bình nên thường sẽ đưa ra tín hiệu chậm

– Chiến lược phân kỳ động lượng có khả năng báo hiệu sự đổi chiều quá sớm khiến cho các nhà đầu tư dễ bị thua lỗ nhỏ với các lệnh thử nghiệm

– Thêm nữa đưa ra các tín hiệu nhiễu dẫn đến tình trạng bị thua lỗ

Tổng kết

Hoconline24h.com mong rằng những thông tin trên về MACD là gì cũng như cách xác đinh và sử dụng nó thế nào sẽ giúp cho mọi người nắm được kiến thức về chỉ báo này tốt hơn. Tất cả nội dung này sẽ là hành trang thêm cho bạn để tăng sự tự tin và quyết định đầu tư thành công hơn trong lĩnh vực chứng khoán này nhé!

Tags:
Chứng khoán