Khớp lệnh là gì? Các phương thức khớp lệnh trong chứng khoán

1648433658 Khop Lenh La Gi.jpg

Những người mới tham gia vào thị trường đầu tư sẽ phải tìm hiểu rất kỹ về các khái niệm quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Trong đó khớp lệnh là gì và phương thức khớp lệnh trong chứng khoán thế nào thì hôm nay Hoconline24h.com sẽ giải đáp cho bạn kỹ hơn ở bài viết này nhé!

Khớp lệnh là gì?

khop-lenh-la-gi

Khớp lệnh là gì?

Khái niệm

Khớp lệnh trong chứng khoán được hiểu là việc hoàn thành thỏa thuận giữa 2 bên người mua và người bán trên bảng giao dịch điện tử trực tuyến. Các lệnh giao dịch của nhà đầu tư sẽ được ghép nối với nhau để trao đổi các mức giá phù hợp với nguyên tắc khớp lệnh trên thị trường.

Đây cũng được xem là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán ở một mức giá cụ thể với số lượng nhất định. Tất cả sẽ được giao dịch công khai giúp cho các nhà đầu tư kiểm soát chúng một cách kỹ càng. Và mức giá dùng để giao dịch lúc này sẽ được gọi là giá khớp lệnh.

Nguyên tắc khớp lệnh là gì?

Hệ thống giao dịch khớp lệnh mua và lệnh bán của thị trường đầu tư chứng khoán sẽ tuân theo nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian, cụ thể là: 

– Ưu tiên về giá: Đối với lệnh mua, nếu mức giá trên thị trường cao hơn thì sẽ được ưu tiên thực hiện trước. Còn với lệnh bán, nếu mức giá thấp hơn thì được ưu tiên thực hiện trước

– Ưu tiên về thời gian: Với trường hợp các lệnh đang có cùng một mức giá thì lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước

Các phương thức khớp lệnh phổ biến

cac-phuong-thuc-khop-lenh-pho-bien

Các phương thức khớp lệnh phổ biến

Sau khi tìm hiểu về khái niệm và nguyên tắc khớp lệnh thì tiếp theo các bạn cần nắm được một vài phương thức khớp lệnh phổ biến trên thị trường đầu tư chứng khoán đó là:

Phương thức khớp lệnh định kỳ

Khớp lệnh định kỳ là một hình thức giao dịch dựa trên các cơ sở so khớp lệnh mua và bán chứng khoán tại một thời điểm xác định cụ thể. 

Nguyên tắc xác định là: Khối lượng giao dịch sẽ được thực hiện theo mức giá có chỉ số lớn nhất. Nếu mức giá này thỏa mãn được nguyên tắc đã định sẵn thì lần khớp lệnh đầu tiên sẽ ưu tiên chọn mức giá gần bằng hoặc trùng. Ngoài ra, nếu còn nhiều mức giá đáp ứng được nguyên tắc trên thì mức giá cao hơn sẽ được lựa chọn.

Các loại lệnh trong giao dịch đầu tư chứng khoán bao gồm là:

– Lệnh giới hạn LO: Chính là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại các mức giá đã xác định hoặc tốt hơn. Loại lệnh này thường có hiệu lực từ lúc sát nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúc phiên giao dịch, hoặc hủy bỏ khớp lệnh

– Lệnh ATC/ATO: Đây là lệnh mua hay bán chứng khoán có mức giá ở thời điểm đóng hay mở cửa. Khi so khớp lệnh với nhau thì loại này được ưu tiên trước lệnh LO. Nếu lệnh hoặc phần mềm không khớp thì sẽ bị loại bỏ

Phương thức khớp lệnh liên tục

Còn khớp lệnh liên tục được hiểu là phương thức giao dịch với phương thức so khớp lệnh mua hoặc bán ngay sau khi hệ thống giao dịch nhận.

Các loại lệnh trong giao dịch đó là:

– Lệnh giới hạn LO: Phải được thực hiện theo đúng nguyên tắc, vì vậy giá của khớp lệnh là khoản được nhập đầu tiên vào hệ thống

– Lệnh thị trường MP: Chính là lệnh bán với mức giá cao hơn và được bán lại với giá thấp hơn so với thị trường. Nếu lệnh MP chưa được thực hiện hết thì lệnh thị trường sẽ xem xét các mức giá nhỏ hoặc lớn nhất tương đương với lệnh mua và bán

Nếu trong trường hợp lệnh thị trường MP không thể khớp lệnh thì lệnh này sẽ chuyển tự động sang LO. Sau đó mua và bán với các mức giá thấp hoặc cao hơn một bước so với giao dịch lần cuối cùng. Nếu không nhận được thì lệnh đối ứng này cũng sẽ không tồn tại.

– Lệnh PLO: Là lệnh chỉ được thực hiện trên Sở giao dịch chứng khoán Hà nội, đây là lệnh mua hay lệnh bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa sau khi kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa từ 14h45 đến 15h00 chiều. Được Sở HNX quy định sau đây:

a) Lệnh PLO sẽ là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa sau khi chúng kết thúc các phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa

b) Tiếp theo lệnh này chỉ được nhập vào hệ thống trong phiên giao dịch sau giờ

c) Thêm nữa PLO sẽ được khớp ngay sau khi nhập vào hệ thống nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn. Giá thực hiện cũng chính là giá đóng cửa của ngày giao dịch

d) Trong trường hợp phiên khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ đóng cửa không xác định được giá thực hiện khớp lệnh, lệnh PLO này sẽ không được nhập vào hệ thống

e) Kết thúc phiên giao dịch sau giờ, thì lệnh PLO cũng sẽ không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không thực hiện hết sẽ tự động bị hủy bỏ

Lưu ý rằng:

Sau các giờ giao dịch, các lệnh đã được đặt trước 20h sẽ tự động bị hủy sau khi chạy hệ thống. Các lệnh được đặt sau 20h sẽ ở trạng thái “chờ gửi” để lệnh được lên sàn vào các phiên giao dịch tiếp theo.

Tổng kết

Hoconline24h.com mong rằng những thông tin trên về khái niệm khớp lệnh là gì, nguyên tắc và phương thức khớp lệnh này sẽ giúp cho mọi người có thêm những kiến thức cần thiết trong đầu tư chứng khoán. Cuối cùng là chúc cho các bạn sẽ thật thành công trên con đường chinh phục lĩnh vực đầu tư chứng khoán này nhé!

Tags:
Chứng khoán